Trước khi đưa heo nái lên sàn đẻ, cần cung cấp một môi trường sạch sẽ và khô ráo, di chuyển những con nái lên sàn đẻ trước 1-5 ngày so với ngày đẻ dự kiến (có trại di chuyển lên trước 14 ngày). Các trường hợp đẻ khó, cần phải có biện pháp phù hợp để can thiệp khi heo đẻ.

Các hành vi của nái trước khi đẻ

Khoảng thời gian trước khi đẻĐặc trưng/hành vi của nái
0-10 ngàyCác tuyến vú bắt đầu to hơn và sậm màu
0-10 ngàyHai mép âm hộ phồng to
2 ngàyCác tuyến vú căng to và tiết ra một ít dịch
12-24 giờTuyến vú bắt đầu tiết sữa
12-24 giờBồn chồn, cắn ổ
6 giờSữa tiết ra dồi dào
30 phút-4 giờTăng nhịp thở
15-60 phútNái thôi cựa quậy và nằm im
30-90 phútRặn, tiết dịch có máu, chất nhờn và phân xu heo con

NÁI ĐẺ BÌNH THƯỜNG

  • Heo con đầu tiên được sinh ra
  • Khoảng một nữa con đầu ra trước và một nữa con chân ra trước
  • Nái rặn nhè nhàng vừa phải
  • Khoảng cách mỗi con heo khoảng 15 phút
  • Tổng thời gian đẻ giữa mỗi ổ đẻ khác nhau, tuy nhiên chúng thường nằm ở khoảng < 2,5 giờ.
  • Nhau heo có thể ra sau 2-4 giờ kể từ con cuối cùng được sinh ra, tuy nhiên cũng có trường hợp nhau ra cùng với heo con.
  • Dịch tiết tiết ra ít

DẤU HIỆU NÁI ĐẺ KHÓ

  • Mang thai dài hơn 116 ngày.
  • Bỏ ăn
  • Dịch tiết có máu và phân heo con nhưng không rặn
  • Rặn nhưng không ra con
  • Khoảng thời gian giữa mỗi con heo dài hơn 1 giờ và bụng heo nái vẫn còn to
  • Có mùi hôi, tanh dịch tiết màu nâu, xám
  • Heo nái đỏ mắt
  • Kiệt sức sau khi đau bụng kéo dài
  • Nái kiệt sức, thở dốc, không đứng nổi

Sau khi kiểm tra và đoán chắc là heo nái đang đẻ khó, chúng ta cần thực hiện ngay các biện pháp can thiệp xem có heo con đang nằm kẹt ở cổ tử cung không? Nên cẩn thận vừa kiểm tra vừa xoa bóp bầu vú heo sẽ tránh được tình trạng đang kiểm tra mà heo nái đứng lên. Khi kiểm tra cổ tử cung, tại đây ta có 2 trường hợp:

  1. Không có heo con trong cổ tử cung =>xem xét sử dụng oxytocin để tăng cường các cơn co bóp tử cung.
  2. Có heo con trong cổ tử cung => móc heo con ra và đợi tiếp.
    Khi heo con cuối cùng khô, tiến hành kiểm tra, thăm khám lại bên trong lần nữa để xác định xem có còn heo con không. Sau đó, bắt buộc phải tiêm kháng sinh và kháng viêm. (Ở heo nái chỉ nên dùng kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactamkháng viêm non-corticoid) để tránh viêm tử cung, mất sữa.
Bảng hướng dẫn thời gian can thiệp
Chỉ dẫnBình thườngCần chú ý
Từ lúc bắt đầu rặn cho đến sinh được có heo đầu tiên2 tiếngLâu hơn: kiểm tra tư thế thai của heo con
Từ con thứ 1 – đến con thứ 21,5 tiếngLâu hơn: can thiệp
Con đầu tiên – con cuối cùng3 tiếngLâu hơn: cân nhắc sử dụng kháng sinh chống viêm nhiễm
Khoảng cách thời gian giữa mỗi conTrung bình 15 phút (chênh lệch từ 1 phút -> 4 tiếng)Lâu hơn 1 tiếng: can thiệp
Tư thế thaiThai ngược (chân ra trước): 40%Thai xuôi (đầu ra trước): 60%
Vỡ dây rốn sau khi sinh35%Những con heo cuối gặp nhiều hơn
Dây rốn khôSau 6 giờ (4-16 giờ)Sau 24 giờ chưa khô: kiểm tra viêm nhiễm
Tổng thời gian đẻTrung bình 4 tiếng (1-16 tiếng)Tùy theo lứa đẻ.
Rốn heo con phải khô trong vòng 16-24 giờ.

Chú ý:

  • Cần cân nhắc khi dùng đến biện pháp can thiệp vào tử cung heo, bởi vì một khi đã can thiệp, chắc chắn heo sẽ bị viêm nhiễm rất nặng, nếu điều trị không triệt để sẽ dẫn đến viêm vú, viêm tử cung và mất sữa có thể ảnh hưởng đến lứa đẻ kế. Theo kinh nghiệm của các thành viên trong HCNTV thì nếu từ con 1-6 (hơn phân nữa ổ) heo bạn đẻ nhanh và êm xuôi thì không nên can thiệp. Heo có tổng thời gian đẻ lâu hơn 4 tiếng nên sử dụng kháng sinh để chống viêm nhiễm.
  • Không bao giờ sử dụng Oxytocin trước khi xác định nguyên nhân vấn đề.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CAN THIỆP?

***Việc can thiệp cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Các cơ quan bên trong dạ con rất dễ tổn thương dẫn đến viêm, sưng, chảy máu, nặng hơn có thể làm chết heo mẹ và heo con.

  • Nên có kiến thức về cơ quan sinh sản của heo.
  • Rửa sạch khu vực xung quanh hậu môn và âm hộ heo mẹ.
  • Cắt ngắn móng tay
  • Cách tay cần được rửa sạch bằng xà phòng, đeo găng tay và bôi thật nhiều gel bôi trơn
  • Chụm đầu các ngón tay lại, khi mở mép âm hộ ra, nhẹ nhàng đưa tay vào trong
  • Tay có thể cảm nhận được độ rộng, hẹp của khung xương chậu
  • Nếu con nái chưa sẵn sàng đẻ thì cổ tử cung sẽ đóng
  • Chúng ta có thể đưa tay vào sâu tận bên trong cả 2 bên sừng tử cung
  • Dạ con cần được kiểm tra xem có tổn thương không (sưng, viêm)
  • Xác định nguyên nhân đẻ khó

CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY ĐẺ KHÓ VÀ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

Nguyên nhânGiải pháp can thiệp
Tử cung co bóp yếuQuy trình can thiệp: Chắc chắn rằng cổ tử cung đã mở và không có gì chặn ở cổ tử cung

Kéo heo ra bằng cách nắm mũi (ảnh 1ảnh 2) hoặc dùng thòng lọng (ảnh 1ảnh 2)

Tiêm oxytocin

Đuổi heo dậy

Mở quạt làm mát heo

Vị trí thai sai tư thếSửa lại tư thế cho xuôi
  • Sa tử cung
Móc heo con ra rồi may lại (khó)
  • Xương chậu nhỏ
Mổ lấy thai
  • Táo bón
Thụt rửa trực tràng bằng nước ấm
Bàng quang đầy làm kẹt heo conĐuổi heo dậy để ép heo tiểu

Tiêm oxytocin

Hiếm khi buộc phải thông tiểu

Lệch tử cung
Can thiệp thủ công
Heo con quá lớn
Heo nái bị kích độngTiêm thuốc an thần (Prozil Fort)

Tiêm oxytocin

Tách heo con ra cho đến khi heo nái nằm yên và đẻ xong (tránh heo nái cắn con)

Sót nhau/máu và mủ còn chảy raHiếm khi gặp – thường là do còn heo con bên trong dạ con => thụt rửa, dùng oxytocin hoặc prostaglandin kích thích co bóp cơ trơn
Xuất huyếtCầm máu bằng vitamin K

Biên dịch và biên tập: Hội chăn nuôi Trà Vinh team

Fanpage: https://www.facebook.com/hoichannuoitravinh/

2 thoughts on “Khi nào cần can thiệp khi heo đẻ?

  1. Pingback: Oxytocin, những điều cần biết - Hội Chăn Nuôi Trà Vinh

  2. Pingback: Cách dùng Oxytocin trên heo - Hội Chăn Nuôi Trà Vinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *