Giá heo hơi xuất chuồng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp và cho dù có phục hồi giá cũng sẽ rất chậm trong năm tới. Tháng 4/2017, giá heo hơi chạm đáy vào khoảng 25.000đ/kg heo tốt (20.000đ tại một số địa phương nuôi heo tập trung). Trong vài tháng tới, nhu cầu nhập khẩu heo của Trung Quốc sẽ quyết định tất cả, nhưng những bên liên quan tới quá trình sản xuất heo nên hết sức thận trọng vì tính bất ổn của sự dao động giá thịt heo xuất trại, đặc biệt là khi các chuyên gia đầu ngành đã dự đoán có rất ít khả năng thị trường sẽ quay lại thời hoàng kim của 2014 đến giữa 2016.

Xây dựng trại chăn nuôi tự động để giảm chi phí chăn nuôi

Điều đáng chú ý là trong những năm tới đây, các trại bán công nghiệp và trại công nghiệp sẽ là nguồn cung cấp heo chủ yếu cho thị trường, và sự chuyển đổi này sẽ xảy ra nhanh hơn là dự đoán. Nhiều thách thức được đặt ra cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, và nhiều người lo ngại việc tái đàn cho đến khi có thể thấy triển vọng trong giá heo xuất trại. Vì không chắc chắn được giá heo sẽ tăng hay không, hộ chăn nuôi và các trại lớn đều sẽ nâng cao năng suất sản xuất của heo nái và theo đuổi việc giảm chi phí trong chăn nuôi bằng bằng cách thay đổi cách chăn nuôi. Con giống, thức ăn, và thuốc thú y là các thành phần chính trong chi phí sản xuất nái. Các hộ chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào con giống của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như CP, Japfa, Emivest. Giảm giá con giống có vẻ khó đạt được, trong khi giảm giá thức ăn có vẻ khả thi hơn.

Theo các chuyên gia, thức ăn chiếm 65-70% chi phí chăn nuôi heo. Từ heo con đến heo trưởng thành, heo cần được ăn thức ăn được sản xuất chất lượng cao nhằm đảm bảo sự tăng trưởng khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa mạnh hơn ở giai đoạn trưởng thành, hộ chăn nuôi có thể giảm chi phí bằng cách cho ăn 1 phần thức ăn tự trộn với giá thành rẻ hơn. Bằng cách này, hộ chăn nuôi có thể giảm 15-20% chi phí thức ăn trên kg. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi vẫn không thể giảm mạnh chi phí thuốc thú y trong chăn nuôi như premix, vaccines, và kháng sinh. Họ có thể chuyển qua dùng các thương hiệu rẻ hơn để làm giảm gánh nặng về giá.

Trại còn có thể dùng các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh nhằm giảm chi phí và tăng chất lượng đàn. Theo các chuyên gia, các biện pháp phòng dịch đều khả thi và chi phí vừa phải, trại cần có nhiều quy định khắc khe nhằm tránh lây truyền bệnh truyền nhiễm từ nguồn bên ngoài. Nhiều ví dụ điển hình như sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường nhằm phòng tránh côn trùng, chuột, và yêu cầu người thăm trại thay đổi y phục phù hợp và khử trùng trước khi bước vào. Mặc dù các cách này rất đơn giản, ít tốn kém và dễ thực hiện, nhiều trại chăn nuôi không thích sử dụng những phương pháp phòng tránh dịch bệnh vì nghĩ nó tốn kém và khó thực hiện được. Sẽ có nhiều lợi thế nếu trại loại bỏ suy nghĩ trên và áp dụng các biện pháp nhằm giảm rủi ro dịch bệnh xảy ra. Nếu họ thực hiện đầy đủ, khi có dịch bệnh hoành hành, họ sẽ giảm bớt nhiều rủi ro tài chính (không sợ dịch chết hết)

Mặc dù những cải tiến trên là hoàn toàn có thể thực hiện, có vẻ một tương lai khả quan cho ngành chăn nuôi Việt Nam là khó có thể xảy ra trong vài năm tới. IPSOS Bussiness Consulting khuyên các tay chơi thức ăn và thuốc thú y nên quan sát thị trường thật kỹ và liên tục, khi thị trường chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất bán công nghiệp và công nghiệp sẽ có ảnh hưởng to lớn đến kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Cập nhật thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y có tầm nhìn xuyên qua bức tranh thị trường, giúp họ lên kế hoạch tiếp cận khách hàng. Giúp đỡ trại tìm kiếm giải pháp lâu dài và ít tốn kém sẽ làm tăng hình ảnh công ty và tạo niềm tin lâu dài với hộ nuôi. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tăng sức cạnh tranh và chiếm vị trí tốt hơn nhằm tăng khả năng xuyên phá thị trường.

Theo IPSOS Bussiness Consulting

Biên dịch: Hội chăn nuôi Trà Vinh team

Fanpage: https://www.facebook.com/hoichannuoitravinh/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *