Đây là một loại bệnh viêm da do sự xâm nhập và phát triển với tốc độ rất nhanh của ký sinh trùng. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả lâu dài, nghiêm trọng cho chú chó. Đặc biệt trường hợp chó con bị xà mâu thường xảy ra nhiều hơn do hệ miễn dịch của các bé còn kém.
Vậy “Xà mâu” trên chó là bệnh gì và cách điều trị như thế nào khi cún cưng gặp phải tình trạng này.
Xà mâu trên chó là gì?
Bệnh viêm da Demodex Canis hay còn gọi là bệnh xà mâu ở chó là một căn bệnh viêm ngoài da. Bệnh này do một dạng ký sinh trùng nhỏ, thon và dài gây ra. Loài sinh vật này phát triển với tốc độ nhanh chóng, ký sinh trên vật chủ có hệ miễn dịch khá yếu, chủ yếu là đối với các chú chó con còn nhỏ, trong thời kỳ đầu bú sữa mẹ.
Bệnh xà mâu trên chó tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của các bé cún nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình, và còn ảnh hưởng đến không gian sống của chủ nuôi bởi lông rụng, mùi hôi tanh.

Nguyên nhân nào dẫn đến chó bị xà mâu?
Trước khi đi tìm hiểu chó bị xà mâu phải làm sao thì bạn phải biết nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này. Loại ký sinh trùng gây ra bệnh này không tự sản sinh trên thể chó mà bị lây từ các nguồn khác:
- Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
- Tiếp xúc với những con chó khác đang bị bệnh xà mâu
- Mẹ bị xà mâu và lây mầm bệnh sang cho con khi bé bú
Tuy nhiên mầm bệnh chỉ phát tác, phát triển mạnh khi chú chó đó có hệ miễn dịch kém. Khi chú chó còn quá nhỏ hay quá lớn tuổi thì sức đề kháng, hệ miễn dịch đều kém. Do đó khả năng mắc bệnh xà mâu cũng cao hơn.
Theo một số nghiên cứu, các yếu tố di truyền, mã gen có liên quan tới việc chó bị bệnh xà mâu. Nếu một bé bị mắc bệnh thì rất có khả năng những bé sinh cùng lứa cũng có thể bị tương tự.

Cách nhận biết khi chó bị xà mâu
Khi ký sinh trùng xâm nhập, chúng sử dụng các cơ chế để tránh bị hệ thống miễn dịch của thú cưng phát hiện và tấn công. Ký sinh trùng sống nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ và bắt đầu lây lan trên cơ thể.
Những dấu hiệu thường gặp khi chó mắc bệnh xà mâu, cụ thể như sau:
- Khi mắc bệnh xà mâu, chó thường sẽ xuất hiện những nốt đỏ có mủ hoặc không có mũ. Các vết đỏ này chỉ xuất hiện một số vùng như: da, bụng, nách,… Nếu không được chữa trị sẽ lây lan trên toàn bộ cơ thể vật nuôi.
- Chó sụt cân, ốm yếu, do ký sinh trùng đã hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng từ cơ thể.
- Thú cưng luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Chúng thường xuyên dùng răng cắn hay dùng chân gãi vào những chỗ ngứa.
- Các ký sinh trùng gây ra các hiện tượng kích ứng da, làm cho lông thú cưng trở nên khá xù xì và khá khô cứng. Hoặc chó thường xuyên rụng lông, các vết đỏ xuất hiện rõ ràng hơn. Nếu xuất hiện những thường hợp này, chứng tỏ các triệu chứng đã bắt đầu trở nặng hơn.
Đối với các trường hợp nặng, trên da thú cưng xuất hiện những bọc màu vàng sánh. Các mụn mủ này thường khá dễ vỡ, có mùi tanh hôi, gây khó chịu cho thú cưng.

Điều trị chó bị bệnh xà mâu
Để có thể điều trị bệnh xà mâu trên chó một cách hiệu quả, cần phải tìm hiểu xem thú cưng của bạn mắc phải nhóm bệnh xà mâu nào, từ đó tìm ra phương thức điều trị thích hợp.
Hiện nay, bệnh xà mâu đang được chia thành 2 loại chính là xà mâu khu trú và xà mâu toàn thân:
Xà mâu khu trú
Bệnh xà mâu này thường gặp ở các chú chó nhỏ. Bệnh gây ra hiện tượng rụng lông thành từng vùng nhỏ nhưng không gây ngứa ngáy, khó chịu cho chú cún cưng. Đối với loại xà mâu này có thể được chữa trị thông qua các bài thuốc dân gian từ xưa rất hiệu quả.
Xà mâu toàn thân
Xà mâu toàn thân này thường bắt gặp ở cả chó con và chó trưởng thành gây ra tình trạng rụng lông toàn thân.
Lúc này, trên da của thú cưng sẽ xuất hiện những điểm lở loét và nổi những viên mụn mủ tràn dịch. Tình trạng bệnh nặng và nguy hiểm sẽ có thể khiến chó trở nên mệt mỏi, chán ăn hay bị sốt do nhiễm trùng.
Việc chữa trị toàn thân cho chó lúc này phức tạp hơn, nhất là những chú chó trưởng thành. Vì vậy, gia chủ cần kiên nhẫn trong thời gian dài để có thể chữa dứt điểm bệnh xà mâu.
Phương pháp điều trị

Để chữa trị hiệu quả, tận gốc bệnh xà mâu cho chó tốt nhất gia chủ cần phân loại được bệnh để xác định đúng tình trạng và mức độ của bệnh. Hoặc bạn cần đưa thú cưng của mình đến gặp ngay các cơ sở thú y để thăm khám, không nên chữa trị tại nhà với các trường hợp bệnh nặng và nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Hội cũng gợi ý đến các bạn một vài phương pháp có thể áp dụng trong trường hợp cún cưng bị xà mâu mức độ nhẹ.
Cách điều trị chó bị bệnh xà mâu khu trú
- Cách 1: Dùng dung dịch Advocate nhỏ trên những khu vực bị xà mâu 1 lần / tháng. Và tắm cho chó 1 lần / tuần với dầu tắm Dermaleen.
- Cách 2: Tiêm Catosal cho chó (Cần tham khảo liều lượng từ bác sĩ).
- Cách 3: Đun sôi nước thả lá sả vào. Lọc phần bã, để phần nước nguội rồi tắm cho chó 1 lần / tuần.
Cách trị xà mâu toàn thân ở chó
- Vẫn sử dụng dung dịch Advocate và dầu Dermaleen như phần trên. Ngoài ra bạn có thể bôi kem VETZYME để giải quyết trình trạng mụn mủ.
- Với xà mâu toàn thân, việc tiêm thuốc chuyên dụng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và không tự ý tiêm cho chó.
- Đặc biệt, bổ sung thêm Vitamin, thức ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp bé mau khỏe.
Bạn cũng có thể tham khảo cách trị xà mâu cho chó tại nhà tại đây.